Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng thông tin với các phóng viên.
Đó là thông tin được Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (17/11).
Theo đó, năm 2020, tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 14.124 tỷ đồng. Thu ngân sách ước thực hiện trên 825 tỷ đồng, đạt 152,3% so với dự toán thành phố giao. Chi ngân sách huyện ước thực hiện hơn 1.579 tỷ đồng, đạt 116,1% dự toán. Giải quyết việc làm mới cho 4.620 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,16%. Người dân trong toàn huyện đã được cung cấp nước hợp vệ sinh.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời tích cực đẩy mạnh tái đàn lợn an toàn; đến nay tổng đàn lợn có hơn 101 nghìn con, bằng 200,9% so với cùng kỳ. Huyện cũng tích cực triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tổ chức khảo sát 107 sản phẩm trong đó có trên 50 sản phẩm dự kiến đề nghị Thành phố công nhận đạt 3 sao trở lên.
Về xây dựng nông thôn mới, ông Nguyễn Thạc Hùng cho biết, cùng với việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, huyện đã tập trung chỉ đạo 6 xã (Hạ Mỗ, Liên Hồng, Hồng Hà, Thượng Mỗ, Thọ Xuân, Thọ An) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Đến nay 4 xã đã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí; 2 xã đã cơ bản đạt 17-18 tiêu chí.
"Về xã Đan Phượng được lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của Thủ đô, huyện đã chỉ đạo rà soát, đến nay đã cơ bản đạt 4 tiêu chí về văn hóa, y tế, tổ chức sản xuất, du lịch; phấn đấu địa phương này sẽ đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô vào năm 2021", ông Hùng nói.
Trong năm qua, huyện Đan Phượng cũng đã tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Cụ thể, huyện đã cấp 140 giấy phép xây dựng, kiểm tra 265/265 công trình xây dựng mới, phát hiện 15 công trình vi phạm trật tự xây dựng, đã xử lý 15/15 trường hợp; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 265 triệu đồng. Các lực lượng chức năng cũng tổ chức ra quân giải tỏa vi phạm an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường, từ đó đã vận động tháo dỡ khắc phục 144 trường hợp, giải tỏa 132 mái che, mái năng, ô dù; phá dỡ 106 bục, bệ; thu giữ 93 biển quảng cáo…
Từ đầu năm đến nay, huyện Đan Phượng đã thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng 45 dự án. Đồng thời đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, ước thu ngân sách trong năm 2020 đạt trên 507 tỷ đồng. Huyện cũng đã bố trí kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Về văn hóa - xã hội, đáng chú ý trong năm qua, huyện Đan Phượng đã xây mới, nâng cấp 9 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, đến nay toàn huyện có 127 nhà văn hóa. Huyện cũng đã vận động nhân dân xã hội hóa gần 10 tỷ đồng thực hiện cuộc thi giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; nhờ vậy diện mạo làng quê ngày càng khang trang.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cũng thẳng thắn nêu những tồn tại hạn chế trong phát triển của huyện và khẳng định sẽ nỗ lực khắc phục trong năm 2021. Trong đó, huyện đã đề ra 18 nhiệm vụ cho năm 2021. Cụ thể, huyện sẽ tập trung triển khai kế hoạch thực hiện đề án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng thành quận vào năm 2025. Tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thử XXIV để ra. Tập trung phát triển kinh tế, tạo bước đột phá trong tăng trưởng cả về quy mô và giá trị. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có trọng điểm, đảm bảo chất lượng các vùng chuyển đổi, đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; phát triển các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao; hình thành các chuỗi liên kết - sân xuất tiêu thụ nông sản an toàn. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực. Tăng cường công tác quản lý, kiên quyết không để xảy ra các vi phạm pháp luật về để điều. Đặc biệt tập trung chi đạo xây dựng xã Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô…/.